Xây bến sà lan ở Cát Lái để giảm tải cho đường bộ

Trước tình hình tuyến đường bộ dẫn vào cảng Cát Lái đang quá tải nghiêm trọng, chính quyền TPHCM đã chấp thuận cho một doanh nghiệp xây bến sà lan ở khu công nghiệp Cát Lái để chuyển tải hàng, giảm bớt áp lực cho đường bộ.

Ngày đăng: 23-11-2016

1793 lượt xem

Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, chính quyền thành phố đã giao sở này làm cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ Công ty cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn đầu tư bến sà lan giai đoạn 1 tại khu công nghiệp Cát Lái.

cảng cát lái

Do lượng hàng hóa dồn về cảng Cát Lái mỗi năm một tăng, trong khi đường vào cảng chỉ có mỗi đường Nguyễn Thị Định nên thường xuyên xảy ra ùn tắc - Ảnh: TL

Bến sà lan (giai đoạn 1) được xây dựng với quy mô 3 cầu cảng, cho tàu có trọng tải 2.200 tấn cập bến, công suất thông qua khoảng 400.000 TEU/năm. Thời gian xây dựng dự kiến năm 2016 và 2017.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, một lượng hàng hóa từ cảng Cát Lái sẽ được sà lan vận chuyển về các tỉnh, thay vì vận chuyển bằng xe tải, xe container...

Hiện nay, tuyến đường Nguyễn Thị Định (tuyến đường bộ duy nhất dẫn vào cảng Cát Lái) trung bình mỗi ngày có khoảng 17.000 lượt xe tải, xe container ra vào cảng Cát Lái để chở hàng, trong đó riêng xe container khoảng 13.000 lượt/ngày.

Những ngày cao điểm có đến 21.000 lượt xe ra vào cảng Cát Lái. Do số lượng xe tải, container quá lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trên tuyến đường. Trong khi đó, vận tải bằng đường thủy hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp.

Theo báo cáo của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, hàng hóa container thông qua bến cảng Cát Lái có khoảng 3 triệu TEU container từ các tỉnh thành Đông Nam bộ và 0,8 triệu TEU container từ các tỉnh Tây Nam bộ, với điều kiện lợi thế về các tuyến thủy nội địa trong khu vực, khoảng 30% hàng hóa từ các tỉnh Đông Nam bộ và 70% hàng hóa từ các tỉnh Tây Nam bộ (tổng khối lượng 1,4-1,5 triệu TEU container) có thể vận tải bằng đường thủy.

Chính vì vậy việc xây dựng các bến sà lan để vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa là cần thiết để giảm tải cho đường bộ và nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển.

Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) đã được Bộ GTVT phê duyệt, bến cảng khu công nghiệp Cát Lái được quy hoạch là cảng tổng hợp với quy mô 1.000 mét cầu cảng, tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn. Giai đoạn đến năm 2020 đầu tư 500 mét cầu cảng với công suất thông qua khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

(Theo Lê Anh - TBKTSG Online)

bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
loader

Tin liên quan

Biệt thự cao cấp

ONLINE

  • Zalo

    Phillip Long

    0937 58 1388

  • Whatsapp

    Phillip Long

    0937 58 1388

Thống kê truy cập

Tổng lượt truy cập:

1,618,992

Đang online: 1